Sự phát triển của ngành Kế toán ở Việt Nam

Nhìn chung; sự phát triển của ngành Kế toán ở Việt Nam khá chậm và còn yếu. Có thể chia thành các giai đoạn sau:

Từ năm 1954 trở về trước

Trong thời kỳ phong kiến: ngành kế toán ở Việt Nam chỉ đơn giản là việc ghi chép mang tính liệt kê tài sản; nhằm phục vụ cho người sở hữu tài sản nắm được về tình hình tài sản của mình.

Khi thực dân Pháp vào xâm chiếm Việt Nam, xây dựng các nhà máy, đồn điền phục vụ cho chính sách bóc lột; đồng thời có sử dụng kế toán. Nghề kế toán qua đó được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên; kế toán ở Việt Nam thời kỳ đó vẫn còn chưa phát triển.

ngành Kế toán ở Việt Nam
Sự phát triển ngành Kế toán ở Việt Nam

Giai đoạn 1954-1975

Sau khi đánh thắng thực dân Pháp xâm lược và bị Mỹ nhảy vào xâm chiếm miền Nam; Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền: Miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô phát triển theo đường lối XHCN; miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Bối cảnh lịch sử đó đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán Việt Nam. Miền Bắc áp dụng hệ thống kế toán của Liên Xô còn miền Nam áp dụng hệ thống kế toán Mỹ.

Giai đoạn 1976-1994

Sau khi thống nhất đất nước; Việt Nam thống nhất đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hệ thống kế toán áp dụng ở Việt Nam trong thời kỳ này là hệ thống kế toán của Liên Xô trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Tuy nhiên, trong thời kỳ này; kế toán chỉ là dụng cụ phản ánh thụ động tình hình hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao.

Giai đoạn 1995 đến nay

Đây là thời kỳ đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước. Trong giai đoạn này; kế toán đó có những bước chuyển mình lớn lao.

Ngành Kế toán trong kinh tế
Kế toán có vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp

Trước hết về vai trò và vị trí; sự phát triển của kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu về việc cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời đó đưa ngành kế toán lên một vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp. Kế toán ngày nay trước hết là công cụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp; thông tin kế toán là cơ sở cho các quyết định kinh tế; Nhà nước càng dựa vào kế toán để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của mình.

Đồng thời, càng trong giai đoạn này; hoạt động kế toán, kiểm toán đó phát triển thành một nghề nghiệp độc lập được xó hội thừa nhận thông qua sự ra đời và phát triển của 3 hệ thống: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ; hình thành Hội Kế toán Việt Nam, Câu lạc bộ Kế toán trưởng.

Hơn thế hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán đó và đang được từng bước hoàn thiện và tiếp cận với thông lệ quốc tế thể hiện ở sự ban hành Luật Kế toán năm 2003 – được đánh giá là luật cởi mở, tiến bộ; ban hành các chuẩn mực kiểm toán và kế toán; chế độ kế toán doanh nghiệp; kế toán hành chính sự nghiệp và hệ thống kế toán Ngân sách Nhà nước…

Gần đây; với việc ban hành mẫu báo cáo tài chính mới; thông tin kế toán đó được hướng tới mục đích phục vụ các đối tượng quan tâm khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là phục vụ cho việc tính thuế; và do đó kế toán thuế được tách riêng ra thành một phần hành kế toán riêng biệt.

Nhìn chung; hoạt động kế toán, kiểm toán Việt Nam đã không ngừng cải thiện về chất lượng dịch vụ và nó được xác định là ngành thương mại dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để ngành kế toán kiểm toán nước ta hội nhập vào hệ thống kế toán- kiểm toán khu vực và thế giới.

Ngành Kế toán tại Việt Nam
Kế toán Việt Nam không ngừng cải thiện về chất lượng dịch vụ

Đội ngũ kế toán và kiểm toán có trình độ ngày càng cao. Phương pháp kế toán đang chuyển dần từ thủ công sang kế toán trên máy.

Bên cạnh đó; Kế toán quản trị và Phân tích hoạt động kinh doanh đó được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học từ khoảng 10 năm trở lại đây; góp phần củng cố kiến thức và trình độ chuyên môn cho những người làm công tác kế toán, kiểm toán, góp phần phát huy vai trò của kế toán phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và cho kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung.

Bình luận ở “Sự phát triển của ngành Kế toán ở Việt Nam

  1. Pingback: Lưu ý khi đi phỏng vấn để có ấn tượng tốt | Ngành Kế toán

  2. Pingback: Các khái niệm cơ bản cho sinh viên năm nhất | Ngành Kế toán

Đã đóng bình luận