Sự khác nhau giữa ngành Kế toán và Kiểm toán

Kế toán và kiểm toán là công việc liên quan đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ chặt chẽ nhưng vẫn có sự khác biệt về một số thao tác đặc thù. Cùng bài viết này tìm hiểu sự khác nhau giữa ngành Kế toán và Kiểm toán nhé.

sự khác nhau giữa ngành Kế toán và Kiểm toán
Tìm hiểu sự khác nhau giữa ngành Kế toán và Kiểm toán

NGÀNH KẾ TOÁN LÀ GÌ? KIỂM TOÁN LÀ GÌ?

1. Ngành Kế toán là gì?

Kế toán (tiếng Anh là Accounting) là người chịu trách nhiệm đo lường, xử lý, ghi chép thu chi, dữ liệu tài chính và lên báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Thêm nữa, kế toán viên còn có nhiệm vụ lưu trữ sổ sách, chứng từ và toàn bộ tài liệu quan trọng của công ty.

Tất cả thông tin, số liệu mà kế toán cung cấp đều phải chính xác và minh bạch không chỉ nhằm mục đích kê khai cho cơ quan nhà nước mà còn để chủ doanh nghiệp cân đối, điều chỉnh và phát triển kế hoạch kinh doanh.

2. Ngành Kiểm toán là gì?

Nếu kế toán chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tài chính thông qua báo cáo tài chính thì công việc của kiểm toán (audit) là kiểm tra và xác minh tính chính xác của những báo cáo tài chính đó.

Nghĩa là kiểm toán viên sẽ thu thập, đối chiếu và đánh giá thông tin mà kế toán cung cấp dựa trên các chuẩn mực kiểm toán và quy định hiện hành của pháp luật.

Có thể nói, báo cáo kiểm toán là căn cứ vô cùng tin cậy đối với nhà đầu tư trong việc đánh giá mức độ tin cậy, sự minh bạch và tính chuẩn xác của báo cáo tài chính. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để đánh giá mức độ chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.

Khái niệm của ngành Kế toán và Kiểm toán
Khái niệm chính xác của ngành Kế toán và Kiểm toán là gì?

KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Trên thực tế thì vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa ngành kế toán và kiểm toán, nhưng dựa vào những đặc điểm sau đây bạn sẽ thấy được sự khác biệt một cách dễ dàng.

1. Thời điểm bắt đầu công việc

Kế toán Kiểm toán
Từ thời điểm phát sinh giao dịch tài chính Khi kế toán hoàn thành công việc

2. Hệ thống phương pháp

Kế toán Kiểm toán
Sử dụng 4 phương pháp kế toán: chứng từ kế toán, tính giá, tài khoản kế toán, tổng hợp cân đối kế toán Sử dụng 2 phương pháp kiểm toán: kiểm toán chứng từ, kiểm toán ngoài chứng từ

3. Tính chất công việc

Kế toán Kiểm toán
Chịu trách nhiệm ghi chép, lưu trữ sổ sách, bản ghi, các giao dịch thu chi Chịu trách nhiệm kiểm tra và xác định mức độ tin cậy của các sổ sách, bản ghi từ kế toán

4. Phạm vi công việc

Kế toán Kiểm toán
Thực hiện các công việc liên quan đến bảng báo cáo về doanh thu, lợi nhuận, bảng cân đối phát sinh và báo cáo lại với kiểm toán Kiểm tra, đánh giá tính minh bạch và chính xác từ các báo cáo của kế toán và báo cáo lại cho chủ đầu tư hoặc các cổ đông

5. Đơn vị chủ quản

Kế toán Kiểm toán
Là nhân sự thuộc tổ chức và nhận lương định kỳ hàng tháng từ tổ chức đó Là nhân sự hoạt động độc lập, được chỉ định kiểm toán trong một khoảng thời gian và được thanh toán theo hợp đồng đã ký kết

6. Các báo cáo và thời gian hoàn thành

Kế toán Kiểm toán
Thực hiện 4 loại báo cáo cơ bản: bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết trình về BCTC định kỳ theo tháng và năm Thực hiện 2 loại báo cáo: báo cáo kiểm toán và biên bản kiểm toán ngay sau khi hoàn thành công việc kiểm toán cho doanh nghiệp, tổ chức liên quan
Ngành Kế toán và Kiểm toán khác nhau như thế nào?
Ngành Kế toán và Kiểm toán khác nhau như thế nào?

Với những đánh giá cơ bản trên về 2 ngành Kế toán và Kiểm toán, chúng ta có thể phần nào đã hiểu được đặc điểm ngành nghề của 2 ngành học này. Hãy xem thử đâu là ngành học phù hợp với bạn và có sự lựa chọn thật đúng đắn.