Kiến thức kỹ năng
Chi tiết công việc Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là gì? Công việc của kiểm toán nội bộ là gì? hay nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là gì?… có lẽ là những câu hỏi nhiều nhất với những ai quan tâm đến công việc Kiểm toán nội bộ này. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết chi tiết công việc Kiểm toán nội bộ.
Trách nhiệm chung của Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
Kiểm toán cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chuyên viên Kiểm toán nội bộ sẽ trực tiếp có nhiệm vụ trong việc thiết lập các quy trình về Kiểm toán nội bộ. Tại một số doanh nghiệp quy mô lớn thì công việc này sẽ do các Trưởng bộ phận kiểm toán thực hiện. Tuy nhiên; đối với một vài doanh nghiệp nhỏ; số lượng nhân sự ít thì nhiệm vụ này sẽ do chính các nhân viên kiểm toán nội bộ đảm nhận.
Như vậy; việc vận hành quy trình kiểm toán trong doanh nghiệp sẽ cần phải được thực hiện một cách suôn sẻ; thuận lợi; mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Toàn bộ những tài liệu liên quan đến quy trình kiểm toán sẽ cần phải dựa theo phạm vi; quy mô và mức độ phức tạp từ các hoạt động kiểm toán diễn ra tại doanh nghiệp. Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ có trách nhiệm thường xuyên cập nhật tình hình và chỉnh sửa lại quy trình sao cho phù hợp và đáp ứng được những thay đổi của doanh nghiệp ở từng thời điểm.
Xây dựng và cải thiện cũng như giám sát hệ thống kiểm toán nội bộ doanh nghiệp
Nhân viên kiểm toán nội bộ phải lập báo cáo kết quả mình thực hiện được sau mỗi chu trình kiểm toán kết thúc. Báo cáo phải thể hiện được toàn bộ kết quả của quy trình kiểm toán; cùng với đó là số liệu cụ thể; đánh giá về các số liệu đó đồng thời đưa ra được phương án; giải pháp để khắc phục các vấn đề còn tồn đọng quy trình vận hành doanh nghiệp.
Không chỉ vậy; bộ phận kiểm toán nội bộ doanh nghiệp còn thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu rõ và đo lường những cải tiến mới dựa trên các cơ sở triển khai các giải pháp khắc phục cho các vấn đề trong doanh nghiệp.
Đánh giá về các nguồn lực của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp; nhân viên kiểm toán bộ nội còn có nhiệm vụ đánh giá chi tiết về các nguồn lực hiện tại bao gồm các nguồn về tài chính; ngân sách; các báo cáo tài chính; đánh giá về sự tuân thủ của các bộ phận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
Đây được đánh giá là một trong những công việc quan trọng nhất của bộ phận kiểm toán nội bộ; bởi sau quá trình đánh giá này; họ sẽ có thể nắm bắt được thực trạng sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp ra sao. Thông qua đó; có thể đưa ra được những giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này cũng như đề xuất cho Ban lãnh đạo về định hướng phát triển của doanh nghiệp ở tương lai.
Thực hiện tham mưu các chiến lực quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản doanh nghiệp
Bộ phận Kiểm toán nội bộ còn có trách nhiệm quản trị các vấn đề rủi ro; đảm bảo sự an toàn cho tài sản sử dụng trong doanh nghiệp. Và bên cạnh việc quản lý đó, họ còn có thể tham mưu; đưa những chiến lược khả thi gửi lên Ban lãnh đạo để họ xem xét và phê duyệt cho triển khai trong doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho việc cải thiện những rủi ro có thể bất ngờ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Đảm bảo quy trình kiểm toán được thực hiện theo quy định pháp luật
Thực tế; toàn bộ quá trình hoạt động liên quan đến kiểm toán – kế toán trong doanh nghiệp đều được quy định một cách chi tiết; cụ thể theo quy chuẩn của ngành và pháp luật thông qua các luật doanh nghiệp; luật tài chính,… Do đó; toàn bộ công tác thực hiện kiểm toán sẽ phải luôn đảm bảo tuân thủ theo những quy định đó như là tính công khai; minh bạch; đảm bảo chính xác,…
Nhiệm vụ cụ thể của Kiểm toán nội bộ
Công việc chi tiết của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay thường là:
- Thực hiện công việc kiểm soát toàn bộ chu trình kiểm toán tại doanh nghiệp bao gồm: quản lý các vấn đề rủi ro; hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng như mức độ tin cập về tài chính doanh nghiệp.
- Làm nhiệm vụ thu thập; phân tích và đánh giá về các tài liệu kế toán – kiểm toán; các báo cáo tài chính, các dữ liệu quan trọng trong doanh nghiệp.
- Lập báo cáo công việc và trình bày lên Ban lãnh đạo; thuyết trình trong các cuộc họp nội bộ.
- Thực hiện công việc tư vấn một cách độc lập; khách quan; luôn phải đảm bảo tính hợp pháp về các mục tiêu, các thành quả đạt được tại doanh nghiệp.
- Tìm hiểu; xác định các vấn đề còn tồn đọng quy trình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp tối ưu nhất để khắc phục.
Xem thêm: Các ngành Kế toán cơ bản mà sinh viên nên chọn
- Thường xuyên giám sát; theo dõi các báo cáo ở từng bộ phận; tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra các kiến nghị khi cần.
- Tham gia các công tác đánh giá những rủi ro; xây dựng nên các kế hoạch chi tiết; cụ thể về hoạt động kiểm toán hàng năm cho doanh nghiệp; dự báo về các rủi ro có thể gặp phải cùng các biện pháp dự phòng.
- Tham gia vào quá trình hoàn thiện cũng như xây dựng nên các chuẩn mực về kiểm toán cho doanh nghiệp như: quy trình làm việc của phòng kế toán – kiểm toán; các chương trình kiểm toán; hệ thống các biểu maxi để phục vụ công việc;…
- Các kiểm toán viên nội bộ còn thực hiện việc giám sát; hướng dẫn cho một số nhân viên mới theo yêu cầu và sự phân công của cấp trên; xử lý một số công việc quan trọng khác theo sự chỉ đạo.
Hy vọng; với những thông tin về chi tiết công việc kiểm toán nội bộ đã được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn phần nào chuyên ngành kiểm toán; cũng như công việc của các kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp.