Kiến thức kỹ năng
Trong quản lý bán hàng ngành Kế toán có vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa gì?
Ngày nay, trong mọi hoạt động kinh doanh, mua bán đều có sự hiện diện của ngành Kế toán; chính kế toán đã giúp cho việc mua bán, quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Vậy ngành Kế toán có vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa gì trong quản lý bán hàng?
Vai trò của kế toán viên trong quản lý hàng hóa
Ngành kế toán được xem là một công cụ hữu hiệu, phục vụ công tác quản lý nói chung và công tác quản lý hàng hóa, bán hàng hay xác định kế quản bán hàng nói riêng.
Nhờ vào kế toán, có thể cung cấp đầy đủ các số liệu bán hàng giúp các nhà quản lý nắm được tình hình quản lý bán hàng trên hai mặt: hiện vật và giá trị Tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, chính sách giá cả hợp lý và đánh giá đúng đắn năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thông qua kết quả kinh doanh đạt được.
Thông tin do kế toán cung cấp là căn cứ để đánh giá tính hiệu quả, phù hợp của các quyết định bán hàng đã được thực thi, từ đó phân tích và đưa ra các biện pháp quản lý, chiến lược kinh doanh, bán hàng phù hợp với thị trường tương ứng với khả năng của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ
Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại hàng hoá trên các mặt hiện vật và giá trị.
Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chép đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu bán hàng cũng thu nhập các hoạt động khác.
Xác định chính xác kết quả bán hàng, phản ánh và giám đốc tình hình phân phối kết quả, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Cung cấp thông tin kế toán cần thiết cho các bộ phận bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả.
– Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, kế toán bán hàng cần phải hoàn thiện tốt các nội dung sau:
– Tổ chức tốt hệ thống ghi chép ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ.
– Báo cáo kịp thời tình hình nhập – xuất – hàng hoá, tình hình bán hàng và thanh toán, đôn đốc thu thập tiền hàng, xác định kết quả kinh doanh.
Tổ chức tốt hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán kiểm toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Ý nghĩa của ngành kế toán trong công tác bán hàng
Quá trình sản xuất luôn gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm: sản xuất là khâu trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra giá trị mới. Bán hàng khâu thực hiện giá trị, làm cho giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá được phát huy.
Bán hàng là khâu cuối cùng của một chu kỳ sản xuất kinh doanh, có hoàn thành tốt khâu này thì doanh nghiệp mới có điều kiện để bù đắp các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá đã bỏ ra trong khâu sản xuất, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được mở rộng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm thế nào để sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình được tiêu thụ trên thị trường và được thị trường chấp nhận về mặt giá cả, chất lượng…Tiêu thụ sản phẩm được hay không có nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp.
Thực hiện tốt quá trình bán hàng là doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Nên doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hóa kịp thời, đúng quy cách, phẩm chất và số lượng sẽ làm tăng uy tín cho lợi nhuận cho doanh nghiệp.