Kiến thức kỹ năng
Khái quát công việc của ngành Kế toán
Kế toán viên có một vị trí rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Bởi họ đóng vai trò là người cung cấp, thu nhận, xử lý toàn bộ tài sản và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để hiểu khái quát công việc của ngành Kế toán.
Công việc hằng ngày của Kế toán viên
Khi trở thành Kế toán viên cho một doanh nghiệp nào đó bạn cần hiểu rõ công việc hằng ngày của kế toán viên; theo đó có thể kịp thời thích nghi với công việc sẽ được giao cho:
- Ghi chép, thu thập toàn bộ hóa đơn chứng từ để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hoạch toán.
- Tiến hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp và hợp lệ không. Trong trường hợp phát hiện sai sót, Kế toán viên phải xử lý theo đúng quy định và văn bản pháp luật có liên quan.
- Lập phiếu chi, phiếu thu, phiết xuất và các hóa đơn có liên quan.
- Lưu trữ các hoá đơn và chứng từ kế toán.
- Vào sổ quỹ, sổ tiền gửi và các sổ sách cần thiết khác.
Công việc hằng tháng của Kế toán viên
Không chỉ cần phải nắm rõ công việc làm mỗi ngày mà người kế toán viên còn phải chú ý những công việc tổng kết trong một tháng:
- Lập tờ khai các loại thuế hàng tháng.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Tính giá hàng còn tôn kho và tổng giá bán cả tháng.
- Chấm công, chi trả bảo hiểm, tính lương và các khoản phụ cấp khác cho nhân viên.
Công việc hằng quý của Kế toán viên
- Lập các tờ khai các loại thuế theo quý.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.
Công việc tổng kết năm của Kế toán viên
Nếu muốn trở thành một kế toán viên bạn cần biết thời gian cuối năm sẽ là thời gian bận rộn nhất của người làm công việc ngành Kế toán. Dưới đây sẽ là một số công việc bạn cần phải làm để tổng kết cho một năm:
- Lập báo cáo các loại thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4.
- Kiểm kê tiền quỹ, tiền hàng và tài sản, đối chiếu công nợ.
- Kiểm tra, đối chiếu sổ chi tiêu hàng tháng với sổ tổng hợp.
- Lập báo cáo kết quả kết quả hoạt động kinh doanh và cân đối chi tiêu.
- In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ.
- Lưu trữ các chứng từ và số sách.
Mong rằng bài viết trên sẽ hứu ích đối với những ai đang tìm hiểu về ngành Kế toán. Biết được ngành nghề của mình cần làm gì trong mỗi giai đoạn chính là lợi thế và hiển nhiên đối với ngành Kế toán cũng không phải là ngoại lệ. Chúc bạn thành công!
Pingback: Lí do sinh viên ngành Kế toán dễ thất nghiệp | Ngành Kế toán
Pingback: Ưu điểm chương trình Kế toán chuẩn quốc tế | Ngành Kế toán