Kiến thức kỹ năng
Ngành Kế toán xét tuyển khối nào? Những vị trí công việc ngành Kế toán
Kế toán là một bộ phận không thể thiếu tại các đơn vị hay tổ chức; do đó cơ hội việc làm của ngành nghề này cũng rất là lớn; hầu như sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường; nếu thực sự có năng lực tìm một công việc tốt sẽ không quá khó khăn. Nếu bạn có mơ ước trở thành kế toán viên thì điều quan trọng là bạn phải biết ngành Kế toán xét tuyển khối nào? Những vị trí công việc ngành kế toán? để có thể lựa chọn cho mình việc làm phù hợp.
Ngành Kế toán xét tuyển khối nào?
Theo quy định của Bộ Giáo Dục – Đào tạo, hiện nay đối với chuyên ngành kế toán sẽ tiến hành xét tuyển thi THPT Quốc Gia với nhiều tổ hợp môn là:
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh)
D01 (Toán, Văn, Anh)
C01 (Toán, Văn, Lý)
A02 (Toán – Văn – Lý)
Xét tuyển ngành Kế toán khối nào là tùy thuộc mỗi trường; nên khi đăng ký xét tuyển các bạn thí sinh cần tìm hiểu rõ thông tin; lên kế hoạch ôn luyện để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra cũng có nhiều thí sinh thắc mắc không biết khối C có ngành Kế toán không? thì như đã chia sẻ ở trên; ngành Kế toán có xét tuyển khối C1 với các môn Toán, Văn và Vật lý.
Những vị trí công việc ngành kế toán
Kế toán Tài chính: Nhân viên kế toán đảm nhận các công việc như ghi chép; cập nhật số liệu về tình hình hoạt động; trình báo cáo tài chính; lập báo cáo thuế nhà nước; hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp đều đã trang bị phần mềm kế toán nên hỗ trợ hiệu quả trong quá trình làm việc
Kế toán Quản trị: Thực hiện nhiệm vụ cung cấp và phân tích thông tin cho hoạt động của doanh nghiệp; tổ chức tính toán chi phí; giá thành sản phẩm dịch vụ, lập dự toán ngân sách doanh nghiệp; thiết lập duy trì hệ thống đánh giá hoạt động.
Kế Toán Tổng Hợp: Kế toán tổng hợp lập bảng cân đối; báo cáo lãi lỗ và các báo cáo tài chính khác cho doanh nghiệp. Họ cũng phân tích xu hướng, chi phí, doanh thu; cam kết tài chính và nghĩa vụ phát sinh để dự đoán doanh thu và chi phí tương lai. Từ báo cáo kế toán; kế toán tổng hợp đưa ra đề xuất về việc sử dụng tài nguyên; chiến lược thuế và giả định dự báo ngân sách.
Kế Toán Trưởng: Kế toán trưởng phụ trách tất cả các hoạt động kế toán của công ty; bao gồm quản lý nhân viên kế toán, xử lý các nhiệm vụ tài chính – kế toán. Kế toán trưởng cũng chuẩn bị các báo cáo tài chính và hiệu suất; hỗ trợ các bộ phận khác thông qua đề xuất phân bổ ngân sách và đánh giá hàng năm; kiểm soát nội bộ và hồ sơ thuế.
Kế Toán Bán Hàng: Kế toán bán hàng xác định tiềm năng thị trường bằng các nghiệp vụ kế toán; thúc đẩy quy trình bán hàng hiệu quả thông qua việc lên lịch các cuộc hẹn; tìm hiểu và xác minh các yêu cầu thanh toán; mua hàng, v.v. Họ cũng cố gắng mở rộng doanh số bằng cách giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới.
Kế Toán Nội Bộ: Kế toán nội bộ là người phụ trách hoạt động kế toán trong nội bộ công ty; kiểm soát các chứng từ, báo cáo, hoá đơn; lưu trữ tài liệu, sổ sách, tính lương,… đảm bảo rằng tất cả các hoạt động tài chính kế toán diễn ra suôn sẻ. Kế toán nội bộ yêu cầu tính bảo mật cao trong công việc.
Kế Toán Kho: Kế toán kho xử lý các chức năng kế toán cho một doanh nghiệp liên quan đến chi phí hàng hóa trong kho. Kế toán kho xác định các giải pháp kế toán với hàng hóa trong kho; phân tích báo cáo và giám sát tất cả các giao dịch liên quan. Họ cũng cần có sự phối hợp tốt với nhân viên kho; thủ kho và kế toán nội bộ.
Kế Toán Công Nợ: Kế toán công nợ đảm bảo rằng cách khách hàng giao dịch với công ty thanh toán đúng hạn; kịp thời. Họ xuất hoá đơn và dựa vào các hoá đơn đó để yêu cầu thanh toán. Kế toán công nợ cũng xác minh và ghi lại tất cả các giao dịch; giải quyết tình trạng sai sót số liệu, tài khoản chênh lệch và các nhiệm vụ liên quan.
Kế Toán Thuế: Kế toán thuế có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng và công ty báo cáo thuế tài chính và thu nhập. Họ là những “chuyên gia” có trình độ; am hiểu luật và các quy định, nghị định thuế. Công việc của kế toán thuế bao gồm chuẩn bị hoá đơn; chứng từ thuế, xử lý hồ sơ thuế; làm việc với Sở Thuế và phân tích các vấn đề liên quan,…
Kế Toán Thanh Toán: Vai trò của kế toán thanh toán liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ tài chính; hành chính và văn thư cho doanh nghiệp. Kế toán thanh toán phụ trách hoàn thành các khoản thanh toán và kiểm soát chi phí bằng cách nhận thanh toán; xử lý, xác minh và đối chiếu hóa đơn. Kế toán thanh toán là vị trí quan trọng trong những doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn.
Kế toán các đơn vị hành chính công: Ghi chép cập nhật số liệu; các khoản ngân sách được cấp; chi tiêu ngân sách; lập quyết toán báo cáo thu chi; tham gia giám sát việc chi tiêu đúng chính sách.
Kế toán trường học, bệnh viện và các đơn vị sự nghiệp: Chức năng của vị trí kế toán này là ghi chép cập nhật thu chi các khoản từ ngân sách các khoản thu như học phí; viện phí… Lập báo cáo cho các cơ quan chức năng về hoạt động; báo cáo thuế trong lĩnh vực phải chịu thuế của đơn vị….
Trên đây là những chia sẻ về Ngành Kế toán xét tuyển khối nào? và Những vị trí việc làm ngành kế toán. Hy vọng đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin quan trọng bổ ích và nắm rõ được muốn thi ngành Kế toán nên học khối nào và những nội dung liên quan tới công việc kế toán.
Pingback: Bạn có phù hợp với ngành Kế toán? | Ngành Kế toán
Pingback: Bí quyết tìm việc ngành Kế toán hiệu quả | Ngành Kế toán
Pingback: Những ưu/ nhược điểm ngành Kế toán | Ngành Kế toán
Pingback: Học ngành Kế toán có khó không? | Ngành Kế toán
Pingback: Ngành Kế toán có vai trò, ý nghĩa gì? | Ngành Kế toán
Pingback: Môn học sinh viên ngành Kế toán cần nắm vững | Ngành Kế toán
Pingback: Nguyên tắc quyết toán thuế cần biết | Ngành Kế toán
Pingback: Những rủi ro của ngành Kế toán | Ngành Kế toán
Pingback: Để xét tuyển đại học ngành Kế toán | Ngành Kế toán