Những điểm đổi mới của ngành Kế toán

Ở Việt Nam, ngành Kế toán đã có những đóng góp tích cực vào những thành công chung của nền kinh tế – xã hội, vào sự lành mạnh của nền tài chính quốc gia, sự tin cậy của hệ thống thông tin tài chính. Tuy nhiên, để nghề kế toán phát triển, cần hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan. Dưới đây sẽ là những điểm đổi mới của ngành Kế toán đang được quan tâm.

điểm đổi mới của ngành Kế toán
Những điểm đổi mới của ngành Kế toán

Theo PGS. TS Đặng Văn Thanh – Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), nền kinh tế Việt Nam thời gian tới có nhiều đổi mới, do đó ngành Kế toán cũng phải đổi mới cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.

“Liên đoàn kế toán thế giới (IFAC) và Hiệp hội kế toán các nước ASEAN (AFA) đã và sẽ bàn nhiều về triển vọng và tương lai nghề kế toán trên thế giới và trong khu vực. Tất cả đều khẳng định toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Nhưng thế giới này không phẳng. Sự khác nhau về thể chế chính trị, về chính sách kinh tế giữa các châu lục, giữa các quốc gia là đáng kể và chưa dễ gì tạo nên sự đồng nhất” – ông Thanh nói.

Ông Thanh cho rằng, yêu cầu mới đặt ra là các báo cáo tài chính cần được trình bày theo những nguyên tắc, những chuẩn mực chung, thống nhất. Việc soạn thảo, công bố và quảng bá hệ thống chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính cần thiết hơn cho mọi quốc gia và sẽ dần thay thế các chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS).

Cũng theo Chủ tịch VAA, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát trên toàn thế giới, tác động rất mạnh vào các nền kinh tế, trong đó có nền kinh tế Việt Nam, có nghề nghiệp ngành Kế toán trên toàn thế giới. Vì thế chức năng kế toán và kiểm toán có sự đổi mới và phát triển rất căn bản. Kế toán không thuần túy là thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, mà đã phát triển thêm chức năng tư vấn.

ngành Kế toán trên toàn thế giới
Nghề nghiệp ngành Kế toán trên toàn thế giới

Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, những phát triển mới, những phát triển mới cho ngành Kế toán Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về kế toán, kiểm toán phù hợp bối cảnh mới, yêu cầu mới theo hướng kế toán, kiểm toán không chỉ là tổ chức hệ thống thông tin, là công cụ quản lý mà là một nghề nghiệp có tính chuyên nghiệp, một dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.

Ngoài ra, ông Thanh cũng cho rằng, cần điều chỉnh bổ sung chức năng của ngành Kế toán trong nền kinh tế thị trường, đó là chức năng tư vấn về quản lý kinh doanh cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp.

Bên cạnh các chức năng truyền thống như: Phản ảnh, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin, thì cần quan tâm hơn đến chức năng phân tích và tư vấn, cần quan tâm gia tăng giá trị của thông tin kế toán, nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất kế toán viên, kiểm toán viên; xây dựng lộ trình, phương thức triển khai và áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ở Việt Nam.

Việc xây dựng lộ trình áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế còn từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản trị, điều hành tại doanh nghiệp, cũng như việc quản lý, giám sát của cơ quan chức năng Nhà nước trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Chức năng của ngành Kế toán
Chức năng của ngành Kế toán trong nền kinh tế thị trường

“Để dịch vụ kế toán, kiểm toán phát triển, cần xuất phát từ việc đổi mới về thể chế, ban hành các quy định pháp lý, ban hành các chính sách kế toán cho đến đổi mới quy trình kế toán, kiểm toán, chuẩn bị nguồn nhân lực mới cho tương lai. Hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh hội nhập, cũng cần có sự đổi mới rất căn bản từ chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo” – ông Thanh nói.