Tin tức
Bạn có đang hiểu sai về ngành Kế toán?
Chắc hẳn rất nhiều bạn đã nghe qua những lời “cảnh báo” về nghề Kế toán như “làm kế toán cực lắm”; “nghề này lương chỉ 3 triệu/tháng”; “công việc kế toán nhàm chán mà dễ rủi ro”;… Tuy nhiên; có đúng nghề kế toán “bạc bẽo” thế không mà năm nào cũng có hàng nghìn thí sinh đăng ký theo học? Hãy cùng “giải oan” cho ngành kế toán qua bài viết dưới đây nhé.
Nghề Kế toán nhàm chán
Ngành kế toán làm việc liên quan nhiều đến tài liệu, sổ sách, chứng tờ,… vậy nên khách quan mà nói, công việc ngày này khá khô khan khi chỉ làm việc với những con số vô tri vô giác. Tuy nhiên; đây là tính chất chung của công việc. Quy trình làm việc có thể lặp đi lặp lại những thao tác giống nhau đấy; nhưng các con số lại thay đổi khôn lường; không có kết quả nào giống với kết quả trước đó cả.
Khi làm kế toán cho một doanh nhiệp hay cơ quan; những số liệu do các kế toán viên tổng hợp sẽ là cơ sở để tổng kết; đánh giá hoạt động của đơn vị có hiệu quả hay không, từ đó đề xuất những giải pháp cải thiện tình hình và hiệu quả hoạt động. Do đó; công việc của người kế toán rất quan trọng và cần sự chỉn chu, tỉ mỉ.
Ngoài ra; nhân viên kế toán còn có thể giao tiếp với các đối tác, khách hàng hoặc làm việc với các bộ phận khác trong đơn vị. Bạn phải hợp tác với các nhân viên kinh doanh về vấn đề hợp đồng, với bộ phận nhân sự về chế độ lương bổng, gặp gỡ đối tác, khách hàng để đối chiếu chứng từ, hóa đơn,… Một khi có phát sinh sự giao tiếp, phối hợp trong công việc thì không thể khẳng định “chắc nịch” nghề kế toán khô khan, nhàm chán đâu nhé.
Nghề kế toán lương thấp
Thực ra; nghề kế toán cũng như bao ngành nghề khác, đều có mức lương phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực, vị trí làm việc, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động và mức sống ở địa phương. Hiện tại; thu nhập trung bình của một nhân viên kế toán khá ổn định ở mức 5-8 triệu đồng/tháng; đối với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ rơi vào khoảng 3-5 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên; nếu đã có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành nghề này thì mức thu nhập hàng tháng của bạn có thể lên tới 8-12 triệu đồng/tháng. Các chức vụ kế toán trưởng; kế toán tổng hợp thậm chí nhận mức lương 15 triệu đồng trở lên. Nhìn những con số “khủng” như thế này ai dám nói lương kế toán thấp nữa nào?
Nghề kế toán vất vả
Nhiều người cho rằng nghề kế toán rất vất cả; nhưng cũng có người nói nghề này lại rất nhàn hạ. Vậy thực hư là như thế nào?
Nhìn chung công việc kế toán sẽ khá nhàn; mỗi ngày có khi chỉ xử lý vài cái hóa đơn, chứng từ, cuối tháng làm báo cáo tài chính nộp lên lãnh đạo. Tuy nhiên; “cao điểm” của ngành này lại rơi vào cuối quý và cuối năm, nhân viên kế toán phải tổng hợp rất nhiều loại giấy tờ, chứng từ, sổ sách khác nhau, lập báo cáo tài chính, cứ 3 tháng phải đối soát với kiểm toán, 6 tháng làm việc với ban kiểm soát, mỗi năm làm việc với cơ quan thuế một lần.
Kể ra thì thấy có vẻ vất vả đấy; nhưng nếu bạn làm việc với tất cả tâm huyết và sự tỉ mỉ, cẩn trọng thì bạn sẽ hoàn thành tốt công việc được giao thôi.
Ứng viên kế toán không có kinh nghiệm khó xin việc
Các bạn sẽ hay thấy rất nhiều những tin tuyển dụng việc làm đăng tải trên các website, tờ rơi,…với yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu 1-2 năm. Điều này sẽ gây khó khăn cho các bạn sinh viên mới trường với số kinh nghiệm bằng 0. Tuy nhiên; nếu không có việc làm thì làm sao có kinh nghiệm, đúng không nào?
Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên tuyển những ứng viên đã có kinh nghiệm; bởi lẽ họ rất “ngại” đào tạo lại cho những bạn mới. Do đó; các bạn sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán hãy thực tập thật nghiêm túc tại các doanh nghiệp, công ty chuyên về kế toán nhé.
Bởi trong quá trình thực tập ở đây; bạn sẽ có cơ hội quan sát cách một nhân viên kế toán làm việc như thế nào; những giấy tờ, chứng từ, sổ sách lưu trữ và xử lý ra sao, cách lập báo cáo tài chính;… Vài ba tháng thực tập ở các công ty này sẽ là một lợi thế, giúp các bạn tự tin hơn khi đi xin việc đấy.
Ngoài ra; bạn có thể tìm và ứng tuyển vào những doanh nghiệp không yêu cầu kinh nghiệm, dùng kiến thức nghiệp vụ đã được học cộng với sự cẩn thận của bản thân để hoàn thành tốt từng công việc được giao – hoặc có thể chủ động gửi hồ sơ xin học việc kế toán để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, giúp CV xin việc của bạn chất lượng hơn nhé.