Ngành Kế toán Kiểm toán học gì? Làm gì?

Kế toán Kiểm toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công ty, tổ chức, doanh nghiệp nào. Đây chính là bộ phận đóng góp vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung và hoạt động tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Công việc liên quan đến ngành học này do đó cũng rất đa dạng và mang tính ổn định cao. Bởi vậy; ngành Kế toán Kiểm toán luôn thu hút đông đảo sinh viên đăng kí theo học hàng năm; khẳng định vị thế của ngành nghề này trong nền Kinh tế hiện nay.

Kế toán – Kiểm toán là một trong những ngành “Hot” được nhiều bạn trẻ theo học

Mùa tuyển sinh 2021 đã đến; nhiều bạn trẻ yêu thích ngành Kế toán Kiểm toán vẫn đang còn băn khoăn trong việc chọn ngành chọn nghề bởi chưa hiểu rõ nếu theo ngành đó sẽ học những gì và sau này làm gì. Do đó; bài viết này dựa trên những thông tin tham khảo về chương trình đào tạo ngành Kế toán Kiểm toán của Đại học Duy Tân – một trong những địa chỉ đào tạo uy tín được nhiều bạn trẻ theo học cũng như các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ về ngành Kế toán Kiểm toán và tự tin đăng ký theo học.

Sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán sẽ được học những gì?

Chương trình đào tạo ngành Kế toán Kiểm toán tại Đại học Duy Tân có tổng cộng 116 tín chỉ; đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được một nền tảng kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ vững chắc, tự tin bước vào thực tế nghề nghiệp. Khi theo học ngành Kế toán Kiểm toán tại Đại học Duy Tân; sinh viên sẽ được học:

– Đối với kiến thức chung: Sinh viên sẽ được học các học phần về Tin học Đại cương, Pháp luật Đại cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán Cao cấp, Anh ngữ (Trung cấp và Cao cấp),…

– Đối với kiến thức chuyên ngành là các học phần như: Nguyên lý Kế toán, Kế toán Tài chính, Kế toán Quản trị, Kiểm toán Nội bộ, Kiểm toán Hoạt động, Quản trị Chiến lược, Tài chính – Tiền tệ,…

Đại học Duy Tân ký kết hợp tác với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) nhằm mang đến cho sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán nhiều cơ hội học tập và làm việc mới

– Bên cạnh đó; trong suốt khóa học sinh viên còn có những đợt đi Kiến tập, Thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Kế toán Kiểm toán để làm quen với môi trường làm việc thực tế cũng như làm việc như những nhân viên thực thụ và đó là cơ hội để sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế công việc; tự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Ngoài ra; chương trình đào tạo ngành Kế toán – Kiểm toán của Đại học Duy Tân cũng đảm bảo cho sinh viên có được những kỹ năng:

– Kỹ năng chuyên ngành: Sinh viên có thể làm tốt nghiệp vụ chuyên môn ở các loại hình doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác kế toán, công việc của một trợ lý kiểm toán viên.

– Kỹ năng về ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức có thể giao tiếp và xử lý các nghiệp vụ văn phòng bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế, thành thạo tiếng Anh chuyên ngành.

 Kỹ năng tin học: Làm việc được trong môi trường công nghệ thông tin, xử lý nghiệp vụ trên máy tính và phần mềm chuyên dụng.

– Kỹ năng khác: Có kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, khả năng giao tiếp và có kỹ năng thuyết trình, có khả năng tự nghiên cứu để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác cũng như tự học, tự rèn luyện để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn.

Học ngành Kế toán Kiểm toán ra làm gì?

Với những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thu nhận cũng như tích lũy được trong suốt thời gian học tập trên giảng đường đại học; sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán Kiểm toán có thể đảm nhận tốt các vị trí như:

– Kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán Việt Nam và quốc tế; Bộ phận kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, ngân hàng và các loại hình tổ chức khác; Cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam.

– Chuyên viên tư vấn tài chính; nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán.

– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán; giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính.

– Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án; nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.

– Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…

Từ các chia sẻ ở trên; mong rằng các bạn đã có thể tự trả lời cho mình được một vài thắc mắc liên quan đến ngành Kế toán Kiểm toán.